Truyền thông chính sách, dự thảo Thông tư quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của dịch vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực sử dụng trong giao thông vận tải

Thứ hai, 30/06/2025 10:58
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Sự cần thiết phải ban hành Thông tư

Cơ sở pháp lý

- Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023: Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá tại mục 8 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Luật Giá quy định Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng) là Cơ quan có thẩm quyền định giá tối đa đối với “Dịch vụ kiểm định phương tiện vận tải bao gồm: dịch vụ đăng kiểm phương tiện giao thông, các tổng thành, hệ thống linh, kiện, phụ tùng của phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển; phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng; máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trong giao thông vận tải và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên dùng”.

- Nghị định số 85/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá: Điểm a khoản 2 Điều 28 của Nghị định số 85/2024/NĐ-CP quy định các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm: “a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền theo lĩnh vực quản lý để quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật (tên gọi chi tiết, chủng loại cụ thể hoặc đặc điểm cơ bản của hàng hóa, dịch vụ) trên cơ sở tên gọi chung của hàng hóa, dịch vụ trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá (ngoại trừ sản phẩm dịch vụ công sử dụng Ngân sách Nhà nước thực hiện theo phương thức đặt hàng, hàng dự trữ quốc gia và các hàng hóa, dịch vụ đã có quy định về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật tại pháp luật có liên quan), Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá được quy định tại Luật Giá và Nghị định này, phù hợp với yêu cầu công tác quản lý nhà nước về giá theo ngành, lĩnh vực”;

- Nghị định số 33/2025/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng: Khoản 3 Điều 2 của Nghị định số 33/2025/NĐ-CP thì Bộ Xây dựng có nhiệm vụ, quyền hạn “Ban hành thông tư và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; …”;

- Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

- Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực sử dụng trong giao thông vận tải: Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT ngày 06 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị xếp dỡ, nồi hơi, thiết bị áp lực sử dụng trong giao thông vận tải; Thông tư số 21/2023/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT ngày 06 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị xếp dỡ, nồi hơi, thiết bị áp lực sử dụng trong giao thông vận tải; Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; Thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành Thông tư quy định giá tối thiểu đối với dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

- Các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực sử dụng trong giao thông vận tải: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị chịu áp lực trên phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển - QCVN 67:2018/BGTVT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ - QCVN 22:2018/BGTVT.

Cơ sở thực tiễn

Dịch vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực trong khai thác sử dụng được quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 42 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP và khoản 11 Điều 1 của Thông tư số 21/2023/TT-BGTVT, mục 3.1.1 Phần III của QCVN 22:2018/BGTVT và mục 2 phần III của QCVN 67:2018/BGTVT. Trên cơ sở danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư ban hành để xác định danh mục các thiết bị thuộc lĩnh vực giao thông vận tải do Bộ Xây dựng quản lý. Chi tiết các dịch vụ được xây dựng dựa trên cơ sở các thiết bị đang khai thác sử dụng thực tế với khả năng làm việc khác nhau (sức nâng, số người, thể tích) và tham khảo danh mục đặc tính kỹ thuật đã được Bộ LĐTB&XH áp dụng trong nhiều năm qua quy định tại Thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH ngày 11/11/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đặc điểm cơ bản của dịch vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ được thực hiện theo quy định tại tại mục 3.3 Phần III của QCVN 22:2018/BGTVT. Đặc điểm cơ bản của dịch vụ kiểm định thiết bị áp lực được thực hiện theo quy định tại mục B.V chương 2 phần II và Mục 3.III chương 3 phần II của QCVN 67:2018/BGTVT.

Từ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và thực tiễn nêu trên, việc ban hành Thông tư của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật dịch vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực sử dụng trong giao thông vận tải là cần thiết.

Nội dung cơ bản bao gồm

Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

a) Phạm vi điều chỉnh

- Thông tư này Quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của dịch vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực sử dụng trong giao thông vận tải, bao gồm:

- Thiết bị xếp dỡ được lắp đặt, sử dụng trên phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường sắt; thiết bị xếp dỡ chuyên dùng trong cảng hàng không, cảng thủy; cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy, phương tiện đường sắt;

- Thiết bị áp lực được lắp đặt, sử dụng trên phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường sắt.

b) Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến dịch vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực quy định tại khoản a) trên.

c) Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật dịch vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực sử dụng trong giao thông vận tải bao gồm: 02 Phụ lục, cụ thể như sau:

Phụ lục I - Dịch vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ trong khai thác sử dụng gồm 8 đặc điểm kinh tế - kỹ thuật thành phần, trong đó có 34 đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chi tiết (theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Thông tư số 21/2023/TTBGTVT).

Phụ lục II - Dịch vụ kiểm định thiết bị áp lực trong khai thác sử dụng gồm 6 đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chi tiết (theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Thông tư số 21/2023/TT-BGTVT).

d) Thông tư không quy định thủ tục hành chính.

Nguồn: Bộ Xây dựng

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)