Mục tiêu của Kế hoạch nhằm tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ CCHC trong lĩnh vực xây dựng; bảo đảm sự quản lý điều hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả trong giai đoạn 2021-2030; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch CCHC giai đoạn 2021-2030 của Bộ Xây dựng và hoàn thành các nhiệm vụ của Bộ Xây dựng theo Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước năm 2025. Trong đó, tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm CCHC theo chỉ đạo chung của Chính phủ là: nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác chỉ đạo, điều hành; cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế về xây dựng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; cải cách tổ chức bộ máy; đơn giản hóa các thủ tục hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Về Kế hoạch chi tiết cải cách hành chính năm 2025 tập trung vào 7 nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Về công tác chỉ đạo, điều hành gồm các nhiệm vụ: Xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính năm 2026; Triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, các Kết luận của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; các nhiệm vụ của Thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; Xác định trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ đối với công tác CCHC; Triển khai công tác thông tin tuyên truyền về CCHC trên cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng, báo chí và các hình thức tuyên tuyền khác; Tăng cường kiểm tra việc thực hiện công tác CCHC và kiểm soát TTHC tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; Tập trung nguồn lực tài chính để phục vụ hiệu quả các chương trình, kế hoạch CCHC của Bộ; Thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; Trả lời kiến nghị của cá nhân, tổ chức để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thể chế, chính sách thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
2. Về cải cách thể chế gồm các nhiệm vụ: Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Theo dõi tình hình thi hành pháp luật và thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; Phổ biến giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp; Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
3. Về cải cách thủ tục hành chính gồm các nhiệm vụ: Kiểm soát và cải cách quy định thủ tục hành chính; Kiểm soát và cải cách việc thực thi TTHC phục vụ người dân, doanh nghiệp; Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính; Các nhiệm vụ cụ thể khác liên quan đến công tác cải cách thủ tục hành chính.
4. Về cải cách tổ chức bộ máy gồm các nhiệm vụ: Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ngành Xây dựng theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW; Hoàn thành việc rà soát, kiện toàn cơ cấu tổ chức bên trong các đơn vị hành chính trực thuộc Bộ theo quy định tại Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ; Thực hiện các giải pháp đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, phát huy cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Xây dựng theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW; rà soát, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ; quản lý số lượng người làm việc theo quy định; Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ Xây dựng; Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch sử dụng số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự bảm đảm chi thường xuyên của Bộ Xây dựng; Xây dựng Quyết định giao biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của Bộ Xây dựng; Hoàn thành kế hoạch chuyển giao Trường Cao đẳng nghề Lilama 1, Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Sầm Sơn, Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức ngành Xây dựng phía Nam về địa phương quản lý theo Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 25/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng.
5. Về cải cách chế độ công vụ gồm các nhiệm vụ: Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức; Đánh giá công chức, viên chức các đơn vị trực thuộc Bộ; Triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo yêu cầu khung năng lực vị trí việc làm. Đẩy mạnh việc thực hiện luân chuyển cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý theo quy định; Thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với chức danh cán bộ trong cơ quan, đơn vị thuộc Bộ theo quy định; Thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng quy định của pháp luật về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
6. Về cải cách tài chính công gồm các nhiệm vụ: Tiếp tục triển khai thực hiện hoàn thành công tác bàn giao theo quy định đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc diện tổ chức lại theo Quyết định số 996/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thực hiện Văn bản số 13749/BTC-NSNN ngày 14/12/2024 của Bộ Tài chính về hướng dẫn nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính, ngân sách nhà nước trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy; Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ, chuyên đề việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công; công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với các đơn vị trực thuộc Bộ; đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công; Tiếp tục sửa đổi, bổ sung; triển khai thực hiện Quyết định số 162/QĐ-TTg ngày 31/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Xây dựng quản lý; Triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ; Thực hiện Kế hoạch kiểm toán năm 2025 theo Quyết định số 1975/QĐ-KTNN ngày 11/12/2024 của Tổng Kiểm toán nhà nước; Triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn Luật; Thực hiện các nhiệm vụ về công tác quản lý tài chính, tài sản tại các doanh nghiệp do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu: Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa; xác định giá trị vốn nhà nước tại thời điểm bàn giao vốn nhà nước sang công ty cổ phần; giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp.
7. Về xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số gồm các nhiệm vụ: Công khai kết quả đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính của Bộ theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng; Nâng cấp Trung tâm dữ liệu Bộ Xây dựng; Triển khai nền tảng điện toán đám mây Bộ Xây dựng; Nâng cấp Hệ thống quản lý văn bản điện tử; Cổng Thông tin điện tử Bộ Xây dựng; Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản; Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp Bộ Xây dựng; Hệ thống năng lực hành nghề Xây dựng; Xây dựng nền tảng quản trị số tập trung ngành Xây dựng; Nâng cấp phần mềm số hóa kết quả giải quyết TTHC Bộ Xây dựng; nâng cấp Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Xây dựng; Tiếp tục áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO theo tiêu chuẩn quốc gia tại các đơn vị hành chính trực thuộc Bộ.
Về Kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính năm 2025
1. Nội dung kiểm tra bám sát các nội dung trong kế hoạch CCHC, gồm: Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện cải cách hành chính; Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công; Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, chính phủ số.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các đơn vị được kiểm tra, Tổ Kiểm tra sẽ tập trung kiểm tra những nội dung trọng tâm của đơn vị.
2. Đối tượng kiểm tra: Các cục, vụ, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ; danh sách các đối tượng được kiểm tra sẽ ban hành kèm theo Quyết định thành lập Tổ Kiểm tra.
3. Thời gian và địa điểm: Thời gian dự kiến thực hiện kiểm tra: trong quý III năm 2025; chi tiết lịch kiểm tra tại từng đơn vị sẽ thông báo sau khi có Quyết định thành lập Tổ Kiểm tra.
Hình thức kiểm tra: trực tiếp tại các đơn vị.
4. Thành phần thực hiện kiểm tra
Tổ Kiểm tra gồm: Tổ trưởng: Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ; Tổ phó (Đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ); Tổ viên là đại diện lãnh đạo và chuyên viên 06 đơn vị đầu mối cải cách hành chính của Bộ, gồm: Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thanh tra Bộ và Trung tâm Thông tin.
Thành phần đơn vị được kiểm tra: Lãnh đạo đơn vị, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ có liên quan.
Về Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính năm 2025
1. Nội dung tuyên truyền:
- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về tầm quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu và tác động của CCHC đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của Bộ;
- Các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về CCHC, kế hoạch cải cách hành chính của Bộ trong giai đoạn 2021-2030;
- Vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể đối với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính;
- Tuyên truyền, phổ biến Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 của Chính phủ; Kế hoạch cải cách hành chính năm 2025 và giai đoạn 2021-2030 của Bộ;
- Kết quả thực hiện Chỉ số CCHC và Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với Bộ Xây dựng năm 2024;
- Phát hiện, tuyên truyền và nhân rộng những điển hình tiên tiến, sáng kiến CCHC và kết quả đạt được trong công tác CCHC của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ.
2. Hình thức tuyên truyền
- Tuyên truyền thông qua các loại hình báo chí (báo, Tạp chí, Chuyên san dưới hình thức in truyển thống; báo, tạp chí, chuyên san điện tử); Cổng/trang thông tin điện tử của Bộ, của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và các hình thức khác (fanpage, zalo…).
- Lồng ghép trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức; trong các cuộc hội thảo/tọa đàm của Bộ; trong các hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Trung tâm Thông tin
Nguồn: Quyết định 1251/QĐ-BXD.