50 năm ngành Xây dựng Nghệ An 29/4/1958 ---- 2008: Phát huy truyền thống, tự tin phát triển trong thời kỳ mới

Thứ ba, 29/04/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ VIII Quốc hội khóa I, ngày 29/4/1958 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định thành lập Bộ Kiến trúc nay là Bộ Xây dựng. Theo đó, ở tỉnh Nghệ An, Ty Kiến trúc - Thủy lợi từ tháng 01 năm 1959 được tách thành Ty Thủy lợi và Ty Kiến trúc. Một thời gian sau Ty Kiến trúc đổi thành Ty Xây dựng, từ năm 1982 đổi tên gọi là Sở Xây dựng cho đến nay.
' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.13406.1575' />

Thời kỳ khôi phục, cải tạo XHCN và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, lực lượng ngành Xây dựng Nghệ An chủ yếu được tuyển chọn từ bộ đội, thanh niên xung phong chuyển ngành với tổng số cán bộ công nhân viên khoảng 1.000 người. Phần lớn cán bộ được đào tạo từ các trường sơ, trung cấp, một số ít có trình độ đại học mới ra trường. Tuy vậy, ngành Xây dựng đã trực tiếp thi công hàng trăm công trình lớn nhỏ gồm trường học, bệnh viện, trụ sở các cơ quan quân-dân-chính-đảng, các nhà máy, công xưởng như doanh trại Quân khu 4, cơ quan Tỉnh ủy, UBHC tỉnh, UBHC thành phố Vinh, nhà Ga Vinh v.v...

Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ 8/1964 - 12/1972, ngành Xây dựng chuyển hướng nhiệm vụ đưa lực lượng sang phục vụ chiến đấu, xây dựng các công trình quốc phòng. Toàn ngành có gần 800 thanh niên nhập ngũ chi viện cho chiến trường miền Nam, khoảng hơn 2.000 cán bộ công nhân thường xuyên bám trụ công trường với tinh thần "Mỗi người làm việc bằng hai", "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược"... Đất nước thống nhất, cùng với khí thế chung của ngành Xây dựng Việt Nam, CBCNV ngành Xây dựng Nghệ An là đơn vị đi đầu khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng lại thành phố Vinh và quê hương sau hơn 8 năm bị bom đạn Mỹ tàn phá nặng nề.

Năm 1976, Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Những kết quả đạt được của ngành Xây dựng Nghệ Tĩnh giai đoạn này gắn liền với sự lớn mạnh nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng với tổng số 25 công ty, xí nghiệp, nhà máy, viện thiết kế, trường đào tạo công nhân kỹ thuật... Lực lượng lao động có khoảng hơn 10.000 người. Được sự giúp đỡ của nước bạn Cộng hòa dân chủ Đức, dấu ấn đậm nét trong giai đoạn này là việc quy hoạch và xây dựng lại thành phố Vinh trở thành đô thị loại II. Đến năm 1991, Sở Xây dựng Nghệ Tĩnh được tách thành 2 sở như trước năm 1976.

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, CBCNV ngành Xây dựng Nghệ An rất đỗi tự hào đã có nhiều cống hiến trong công cuộc cải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại, góp phần vào sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế tỉnh nhà và của đất nước. Ghi nhận công lao và thành tích đóng góp trên, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng: 330 Huân chương Kháng chiến hạng nhất, 550 Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, 896 Huân chương kháng chiến hạng Ba; 18 Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba đối với các tập thể và CBCNV toàn ngành; 01 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động; nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng Cờ Thi đua xuất sắc, danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, Chiến sỹ thi đua toàn quốc, Bằng khen của các cấp, các ngành v.v...

' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.13406.1576' />

Mang theo hành trang truyền thống vẻ vang nói trên, CBCNV ngành Xây dựng Nghệ An bước vào thời kỳ đổi mới và phát triển theo những bước đột phá từ Nghị quyết Đại hội VI của Đảng. Sau những thành công bước đầu củng cố tổ chức, sắp xếp lại sản xuất các doanh nghiệp theo tinh thần Chỉ thị 500/CT-TTg ngày 25/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết Hội nghị TW3 khóa IX, ngành Xây dựng Nghệ An đã đổi mới mạnh mẽ mọi hoạt động của mình. Đến nay, các đô thị Nghệ An cơ bản đã lập xong quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các khu trung tâm như: mở rộng và nâng cấp thành phố Vinh lên đô thị loại I, mở rộng TX Cửa Lò; quy hoạch và xây dựng đô thị Thái Hòa trở thành thị xã vùng Tây Bắc của tỉnh, quy hoạch xây dựng đô thị Hoàng Mai, quy hoạch lại thị trấn Cầu Giát, Quán Hành v.v...; quy hoạch nâng cấp đô thị Con Cuông từ loại V lên loại IV, trở thành trung tâm của vùng Tây Nam Nghệ An... Đặc biệt là Quảng trường Hồ Chí Minh - một công trình văn hoá lớn - có không gian kiến trúc hoành tráng góp phần để diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị Nghệ An có những nét mới, hiện đại, quy củ, văn minh hơn...

Về quản lý tổ chức sản xuất vật liệu xây dựng, ngành tập trung định hướng sản xuất cho từng đơn vị cụ thể theo hướng phát huy chuyên ngành, mở rộng sản xuất, phối hợp với các ngành, huyện kiểm tra thực trạng khai thác khoáng sản VLXD; chủ trì xây dựng Đề án quy hoạch VLXD tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 - 2010 có định hướng đến 2020, quy hoạch phát triển xi măng, tổ chức điều tra khảo sát Cao lanh... Đặc biệt là các khu công nghiệp xi măng Tân Kỳ, Đô Lương, Anh Sơn... và đề xuất với Nhà nước xây dựng Khu công nghiệp VLXD Tân Kỳ thành một trung tâm lớn của cả nước.

Công tác quản lý XDCB và sự phối hợp giữa Sở Xây dựng với các huyện, thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò được thực hiện theo chức năng quản lý ngành trong phạm vi được phân công. Ngành Xây dựng Nghệ An là đơn vị đầu tiên của tỉnh chủ động xây dựng và thực hiện Đề án CCHC theo mô hình "01 cửa", Sở Xây dựng cũng là 1 trong 4 cơ quan đầu tiên được UBND tỉnh thí điểm thực hiện khoán chi hành chính, khoán quỹ lương và đã đạt kết quả tốt, tiết kiệm được nhiều khoản chi, góp phần tăng thêm thu nhập cho cán bộ công chức.

Phát huy truyền thống 50 năm vẻ vang, trong bối cảnh đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới với nhiều thách thức và vận hội mới, ngành Xây dựng Nghệ An không ngừng phấn đấu vươn lên, góp phần xứng đáng để xây dựng Nghệ An trở thành một trong những tỉnh khá nhất của cả nước như mong muốn của Bác Hồ.

Theo Sở Xây dựng Nghệ An

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)