Nhà xuất bản: Xây dựng. Năm 2021. Số trang: 116
Tác giả: Phạm Đình Việt, Nguyễn Thị Liễu
Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VT.002369 – Thư viện Bộ Xây dựng.
Tóm tắt nội dung:
Một công trình kiến trúc dù ở bất cứ thể loại nào từ nhà ở, nhà hành chính, đến các công trình văn hóa hay phục vụ tôn giáo và tín ngưỡng đều chứa trong mình hai yếu tố, đó là công năng và thẩm mỹ. Trong đó một phần của thẩm mỹ là hình tượng của công trình. Đặc điểm của hình tượng trong nghệ thuật kiến trúc là nét đặc trưng của hình tượng công trình được biểu hiện qua việc tổ chức không gian và hình khối. Hình tượng của công trình kiến trúc là một điều cần thiết không chỉ đối với chính nó mà còn góp phần tạo nên sự cảm nhận về cái hay, cái đẹp của quần thể kiến trúc hay thẩm mỹ không gian đô thị.
Cuốn sách “Sáng tạo hình tượng trong kiến trúc” muốn tạo cơ sở lý luận và thực tiễn làm tiền đề cho kiến trúc sư khi sáng tác và phân tích sự chuyển tải hình tượng từ thiên nhiên, văn hóa, lịch sử vào công trình một cách hợp lý. Với những ai chi phối đến người kiến trúc sư, qua cuốn sách này có thể hiểu thêm về quá trình thiết kế một công trình, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng vừa đảm bảo yếu tố thẩm mĩ là một quá trình lao động sáng tạo và từ đó có sự đánh giá đúng vị trí của kiến trúc sư trong lĩnh vực xây dựng.
Nội dung cuốn sách gồm 6 chương:
- Chương 1: Hiểu sao về hình tượng trong kiến trúc.
- Chương 2: Sự thụ cảm của con người.
- Chương 3: Hình tượng của công trình kiến trúc qua các giai đoạn phát triển trên thế giới.
- Chương 4: Hình tượng trong công trình kiến trúc ở Việt Nam qua các giai đoạn phát triển của đất nước.
- Chương 5: Văn hóa trong sáng tạo hình tượng kiến trúc.
- Chương 6: Nâng cao chất lượng thẩm mĩ công trình.