Tác giả: GS. TS. Phan Trường Phiệt
Nhà xuất bản: Xây dựng. Năm 2005. Số trang: 572.
Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VT.001431 – Thư viện KHCN - BXD.
Tóm tắt nội dung:
Do đặc điểm phát triển lịch sử, môn cơ học đất và nền móng nước ta chịu lần lượt ảnh hưởng của hai trường phái lớn của thế giới là: trường phái Xô Viết và trường phái Âu - Mỹ, nên trong cuốn sách này tác giả đã định hướng rõ ràng: kế thừa có chọn lọc các thành tựu đã được trong mấy chục năm xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa và hiện đại hoá theo một logic hợp lý trên kho tàng kiến thức thế giới đương đại.
Cuốn sách gồm 3 phần, 15 chương:
- Phần A: Tính chất xây dựng của đất.
• Chương 1: Đặc tính của đất và phân loại đất.
• Chương 2: Tính thấm nước của đất.
• Chương 3: Đặc tính nén chặt và biến dạng của đất.
• Chương 4: Độ bền chống cắt của đất.
- Phần B: Cơ học về khối đất nền cơ học đất ứng dụng.
• Chương 5: Sự phá hoại nền đất.
• Chương 6: Sự phá hoại mái đất và tải trọng giới hạn của nền dốc.
• Chương 7: Nền đất không đồng chất.
• Chương 8: Phương pháp thực nghiệm về sự phá hoại khối đất.
• Chương 9: Dòng nước ngầm và tác dụng của nó đến sự ổn định của khối đất.
• Chương 10: Các thành phần lún của nền đất.
- Phần C: Tính toán công trình trên nền đất theo trạng thái giới hạn.
• Chương 11: Những quy định về tính toán công trình trên nền đất theo trạng thái giới hạn.
• Chương 12: Nguyên tắc tính toán ổn định của nền công trình và mái đất theo ứng suất hiệu quả và theo ứng suất tổng.
• Chương 13: Tải trọng cho phép và kích thước móng công trình không chịu lực ngang thường xuyên trên nền đất.
• Chương 14: Tính toán công trình không chịu lực ngang thường xuyên trên nền đất theo trạng thái giới hạn.
• Chương 15: Tính toán công trình chịu lực ngang thường xuyên theo trạng thái giới hạn.
Thư viện Bộ Xây dựng